0 0
Read Time:5 Minute, 34 Second

Vứt bài vở sang bên, nữ sinh gọi bạn bè “hít drama” lúc 1h sáng

Ngọc Thanh, sinh viên năm 2 một trường đại học chuyên ngành kinh tế ở TPHCM nói thẳng thắn, một trong những hoạt động chiếm nhiều thời gian hàng ngày nhất của mình là lướt điện thoại vào Facebook, xem TilkTok xem đủ thể loại.

“Nước tăng lực” của Thanh là hít drama (các câu chuyện, vở kịch) trên mạng xã hội, từ đời tư, bê bối của giới nghệ sĩ, một phát ngôn gây tranh cãi, cho đến những câu chuyên vô thưởng vô phạt của ai đó.

Đặc biệt, cô say sưa với những sự kiện, câu chuyện “bót phốc” liên quan đến giới sinh viên như chuyện nữ sinh tát bạn, đòi đuổi giảng viên ở trường nọ; nam sinh bị đuổi khỏi ký túc xá vì xem phim sex; hoa hậu sinh viên những câu trả lời ngây ngô; đến những câu chuyện tình tiền của sinh viên…

Chẳng đâu xa xôi, tuần rồi , Thanh phải hoàn thành bài tập thống kê xác xuất toán. Nhưng cầm sách vở, tài liệu lên học được tầm 3 phút, cô lại với điện thoại lướt… nửa tiếng.

Tối hôm rồi, quăng bài tập dang dở sang một bên, Thanh nằm cầm điện thoại với lời hứa “chút sẽ làm bài”.

Đến giữa đêm, cô “tỉnh cả người” khi sa vào diễn đàn sinh viên một trường đại học đang sôi sùng sục chuyện một cặp đôi từng hẹn hò lôi nhau ra “phốt” ân oán tình tiền…

Cô gái “kể tội” bạn trai cũ với các chiêu trò mượn đồ, mượn tiền; chàng trai lại lên bài “nói lại cho rõ”, đôi co qua lại như một màn kịch làm người theo dõi không thể rời.

Có những bài đăng lúc gần 1h sáng nhưng ngay lập tức có cả trăm, cả ngàn bình luận, phản hồi, chia sẻ. Thanh cũng nhanh chóng tag (gắn thẻ) bạn bè thân thiết của mình cùng lời nhắn “Vào hít nào” để cùng theo dõi. Giờ đó, nhiều bạn bè phản hồi Thanh ngay tức thì…

Đến hơn 2h, Thanh nằm vật ra ngủ, chiếc điện thoại còn vài phần trăm pin vẫn nằm hờ trong tay cô…

Đâu chỉ mình Thanh, có cả những cộng đồng sinh viên tấp nập, say sưa bất kể giờ giấc với những câu chuyện trên như vậy.

Một trạng thái, một câu nói, một bức hình đăng lên các diễn đàn sinh viên, giới trẻ đổ lên giữa đêm cũng có thể bùng nổ với hàng trăm, hàng ngàn bình luận, phản hồi, chia sẻ… Dường như rất nhiều sinh viên luôn có sẵn trên thế giới mạng, luôn kịp đón bắt drama.

Câu hỏi nhiều bạn trẻ chào nhau còn là: “Nay có gì hấp dẫn không?”, “Mình bỏ lỡ chuyện gì rồi?”…

Nắm bắt được nhu cầu của nhau, bất cứ câu chuyện đời tư hay tình huống nào trên mạng, mọi người thường sẽ gắn thẻ gọi nhau cùng theo dõi, bình luận, vui sướng hỉ hả và cả chửi bới, tấn công nhau về vấn đề của người khác, vốn chẳng liên quan đến mình.

Với không ít sinh viên, học có thể thuê người học hộ; bài tập, tiểu luận có thể thuê người làm; tập thể dục hay các hoạt động lành mạnh mãi nằm trong ý tưởng nhưng “hóng” drama thì nhất định phải đích thân, phải làm ngay…

Nằm gầm giường nhà người khác, quên chính mình

Nhiều nhà giáo than thở rằng những bài viết, nội dung nghiêm túc về học hành, rèn luyện, tìm hiểu nghề nghiệp, hiểu bản thân rất ít khi được người học quan tâm, phản hồi.

Vậy nhưng, những bê bối tình ái, đánh ghen, một phát ngôn của ai đó trên mạng, sinh viên thể hiện sự tường tận chẳng khác nào “nằm dưới giường nhà người khác”.

Trong lần chia sẻ với sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM, ông Nguyễn Hồ Trung, Hiệu trưởng Trường TH – THCS – THPT Thái Bình Dương nhấn mạnh, không ít bạn trẻ nghiện hít drama tràn ngập trên mạng xã hội.

Điều này ảnh hưởng đến thời gian, việc học tập, rèn luyện thể chất và cả nhân cách của mỗi người khi mình lao vào đánh giá phán xét người khác trong khi sự thật chúng ta biết có khi chỉ là “nửa cái bánh mì”.

Theo ông Trung, bạn trẻ cần biết nói không với drama, nói xấu người khác ngay khi còn đi học, sau này đi làm biết tránh xa drama công sở. Dành thời gian, năng lượng đó tập trung chính vào bản thân mình như học thêm ngoại ngữ, đi làm thêm, ra quán bưng bê, xin ra công trường…

Cùng góc nhìn, khi trao đổi với sinh viên Trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH), doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên cũng nhấn mạnh, sinh viên đừng mất thời gian vô bổ vào lướt TikTok, Facebook mà cần trau dồi cho việc học tập, học ngoại ngữ, các kỹ năng.

Theo bà Thủy Tiên, mỗi sinh viên phải là người thuyền trưởng chèo lái con thuyền ước mơ của mình, phải có khát vọng trở thành công nhân toàn cầu, mới đủ năng lực cạnh tranh trước sự toàn cầu hóa.

Trong thế giới phẳng, thế hệ gen Z được chào đón nhất nhưng cũng phải cạnh tranh khốc liệt nhất để tìm việc làm. Vài năm tới, mỗi sinh viên khi ra trường sẽ phải cạnh tranh để tìm việc làm với hơn 15 triệu người ở Việt Nam và 2,6 tỷ người trên thế giới.

Bởi vậy, ngay từ bây giờ, người này nhấn mạnh các bạn cần tự hỏi mình đã chuẩn bị, trang bị được gì cho cuộc cạnh tranh này?

Một giảng viên đại học ở TPHCM bày tỏ, người trẻ ngày nay quay cuồng… vào thế giới của người khác trên mạng xã hội. Đó là sự khát khao, ghen tỵ với những hình ảnh eo thon dáng đẹp, xài hàng hiệu, đi du lịch đây đó, ăn nhà hàng sang chảnh của nhiều người. Và còn là sự hả hê, sung sướng, khoái chí trước những bi kịch, đau khổ của người khác.

Họ quan tâm đến tất cả, chỉ bỏ quên chính việc chăm lo bản thân mìnhFrom: web game casino. Nhiều sinh viên không có khát vọng, không học tập, không rèn luyện, không trau dồi… Và chúng ta có những sinh viên xơ xác, vật vờ về cả tri thức, thể chất lẫn nhân cách.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

By admin